Các cách kết nối tới VNIX dễ hiểu
VNIX - "Ngã ba khổng lồ" của các nhà mạng Việt Nam! 🚦💡
Trước khi có VNIX
Hồi xưa, trước khi có VNIX, mỗi nhà mạng ở Việt Nam hoạt động như những con đường riêng lẻ, không có một "ngã ba chung" để kết nối với nhau.
- Nếu bạn xài mạng X nào đó, muốn truy cập một trang web đặt trên server của VNPT, dữ liệu có thể phải đi vòng qua tuyến quốc tế rồi quay về chứ không đi thẳng. Nếu như nhà mạng X ko có kết nối trực tiếp sang VNPT.
- Các nhà mạng muốn trao đổi traffic trực tiếp với nhau thì phải tự kéo cáp riêng, tự đàm phán, tự set peering riêng với từng đối tác → Mất thời gian, phức tạp và tốn tiền.
Tóm lại: Hệ thống này cồng kềnh, mất thời gian, tốn công kéo cáp
VNIX ra đời
Để giải quyết vấn đề đó, Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) ra đời, hoạt động như một "ngã ba giao thông lớn", nơi tất cả các nhà mạng có thể đi qua để kết nối với nhau mà không cần vòng vèo xa xôi.
- VNIX giống như một cái "switch layer2 khổng lồ", giúp các nhà mạng đi sang nhau trực tiếp qua switch đó, không cần đi vòng qua nước ngoài.
- Các nhà mạng chỉ cần kết nối vào VNIX một lần, là có thể peering (trao đổi dữ liệu) với nhiều ISP khác mà không cần kéo cáp riêng từng tuyến.
Kết quả: Internet nội địa nhanh hơn, băng thông rẻ hơn, và không còn cảnh "đi đường vòng" qua nước ngoài khi vào trang web trong nước.
==============
Giải thích dễ hiểu về Peering - Nhà mạng bắt tay nhau thế nào? 🤝
Khi tham gia VNIX, mỗi nhà mạng có 2 cách để "bắt tay" với nhau:
Cách 1: Peering trực tiếp
-
Nhà mạng A muốn bắt tay với nhiều nhà mạng B,C,D,...thì chỉ cần kéo cáp 1 lần, và khai báo nhiều lần với từng ISP.
-
Nhược điểm: hơi mỏi tay thủ công.
Cách 2: Peering với Route Server của VNIX
-
Khi 1 ISP mới bắt tay với Route Server (RS), nó sẽ được RS truyền cho thông tin về mọi prefix mà các ISP thành viên đang có.
-
-
Nhược điểm: Mất một phần quyền kiểm soát, vì Route Server quyết định route được chia ra sao.
Kết quả: Peering qua Route Server giúp đơn giản hóa việc kết nối, nhất là với các ISP nhỏ!
Bài viết cùng danh mục
Danh mục bài viết
- Juniper
- Tài Nguyên LAB
- Wireshark
- FeedBack
- Multicast lab
- Security Infa
- Checkpoint
- Lab OSPF
- Router Logging
- LAB CCNA CCNP CÓ GIẢI
- DMVPN
- Mikrotik
- MPLS
- PFSENSE
- DUMP CCNA
- Điều khoản
- F5 LTM
- MONITOR NETWORK
- TOOL HỌC CCNA
- TƯ VẤN KHÓA HỌC
- PYTHON SCRIPT HỮU ÍCH
- IPv6
- Quality of Service
- QoS
- VXLAN
- SDWAN
- ISE
- Fortigate
- BGP
- MINH HỌA KHÁI NIỆM TRONG CCNA
- Bài tập CCNA CCNP (support Học viên)
- Phỏng vấn IT chứng khoán
- Layer2 CCNA
- Bài tập thiết kế mạng CCNA
- Linux
- EEM SCRIPT
- ASA LAB
- DHCP
- NEXUS
- Giao thức IS IS
- ANSIBLE
- PALO ALTO
- ARUBA SWITCH
- CÂU HỎI TỪ ĐỀ THI THẬT
- WIFI
- CEH cho network admin
- CCNA HIỆU ỨNG ĐỘNG