Minh họa Spanning Tree cho người mới học

Tưởng tượng bạn vào 1 nhà sách và tìm sách bằng cách hỏi nhân viên: có cuốn sách XYZ không? , sau đó cô ấy sẽ đi lấy cho bạn. Giả sử cửa hàng sách có 3 cô nhân viên 1,2,3. Nếu cô NV1 biết chỗ cuốn sách này thì cô ta sẽ lấy ra đưa cho bạn.

- Nếu cô NV1 này không biết ở đâu thì hỏi cô NV2.

- Nếu cô NV2 cũng không biết, sẽ hỏi cô NV3

- Nếu cô NV3 không biết, có khả năng cô sẽ lại hỏi cô NV1 ban đầu.

Cứ như vậy sẽ gây ra vòng lặp mà không có hiệu quả. (Trong network gọi là LOOP)

- Vì vậy người quản lí sẽ chọn ra 1 cô giỏi nhất, giả sử là NV3, khi cô này không biết cuốn sách ở đâu thì việc tìm kiếm kết thúc, và xác nhận là KO có cuốn sách đó.

Khi đó, Khách hàng hỏi NV1, cuốn sách XYZ ở đâu?

 NV1 ko biết====>Hỏi NV2 ,

NV2 ko biết ====>Hỏi NV3,

NV3 không biết, KẾT THÚC, CHỨ KHÔNG QUAY LẠI HỎI NV1

Tương tự trong spanning tree, khi các switch nối với nhau thành vòng kín, thì mỗi vòng kín sẽ chắc chắn bị khóa 1 cổng, để cắt đứt vòng, tránh tình trạng hỏi nhau mãi mãi (gọi là LOOP). Ví dụ có 3 switch nối với nhau thành vòng tròn:

  

Bản tin ARP từ PC (hỏi MAC của 8.8.8.8) sẽ bị dừng tại switch 3. 

Điểm khác của mô hình so với ví dụ 3 cô nhân viên trên ở chỗ là: các switch bầu chọn dựa trên {MAC,priority} của switch nào nhỏ nhất sẽ làm root switch và không bị block, chứ không dựa vào “ai giỏi nhất”. Cách tính cổng nào bị block bạn có thể tham khảo thêm spanning tree tại video https://www.youtube.com/watch?v=deFataf6pPI

Tham khảo thêm khóa CCNA cấp tốc, hỗ trợ 1-1

Bài viết cùng danh mục