Mô hình OSI dễ hiểu cho người mới học mạng

Một cách tiếp cận dễ hiểu với mô hình osi:

OSI là mô hình lí thuyết có 7 lớp, từ appplication, presentation, session, transportation, network , data link, physical

Các thiết bị mạng hoạt động theo mô hình này để truyền tải thông tin sang host đầu xa. Ví dụ khi ta soạn 1 mail trong outlook để gửi.
Tầng application chính là phần mềm outlook. Khi ta mở outlook ra soạn mail, ta viết các text rồi paste hình ảnh vào mail, thì việc outlook chấp nhận các text , hình ảnh này do tầng presentation cho phép, tầng này bao gồm chữ và hình ảnh được sử dụng, ví dụ chữ có thể đậm, gạch dưới, in nghiêng, ảnh có thể dạng png, jpeg…Tầng này chưa liên quan đến kết nối mạng. Sau khi soạn xong email, chỉnh font chữ vừa ý rồi thì ta bấm nút send.

Sau khi bấm send, bản tin sẽ được đẩy xuống tầng session (session layer) , nó chuẩn bị các thông tin như ip đích của mail server, port(25,110,587.v.v...), kèm với nội dung mail. Sau đó gửi xuống tầng transport.

Lúc này tầng transport sẽ cắt nội dung mail thành các phần nhỏ và dán số port đích, port source(ngẫu nhiên), số thứ tự vào mỗi phần nhỏ đó (gọi là các gói tin), và chuyển xuống tầng network.

Tầng network thực hiện việc dán IP source, IP đích và tìm nexthop để đẩy gói tin đi (dựa vào bảng routing-table). Sau khi tìm ra nexthop, gói tin được đẩy xuống tầng data link layer, tại đây thực hiện việc dán địa chỉ mác cổng thiết bị hiện tại và mác đích (mác của cổng router phía trước), dán xong thì packet được gọi là frame.

Frame sau đó được biến đổi thành tín hiệu điện tử và truyền đi trên dây mạng (phần điện tử kĩ sư mạng biết vậy thôi chứ không rõ biết cụ thể dạng tín hiệu như nào, vì nó thuộc phần công nghệ viễn thông, không cần nắm sâu)

Khi tín hiệu điện tử đến thiết bị đầu xa, nếu là router nó được phục hồi thành frame, rồi router sẽ remove mac source/mac đích đi; từ đó router check xem IP đích là gì và tiếp tục quy trình như trên để chuyển đến đích. 

Nếu gặp thiết bị switch thì tín hiệu phục hồi thành frame, và switch check xem địa chỉ mác đích ở đâu, rồi tra trong bảng mac table, rồi forward frame đến mác đích.

Cứ như vậy tín hiệu đến được thiết bị đích và được phục hồi ngược lại thành frame—> packet —-> lắp lại thành segment—> thành bản tin dạng đọc được và hiển thị lên application.

Tổng kết: mô hình osi là mô hình lí thuyết truyền thống về truyền tin, từ đó các hãng lập trình cho thiết bị truyền tin dựa trên mô hình này. Tuy nhiên ko càn nhất thiết tuân theo hoàn toàn, ví dụ như công nghệ MPLS sau này hoạt động ở layer 2.5 (giữa layer 2 và 3). Kĩ sư mạng cần nhớ 1 số điểm:

  • Layer 3 ứng với router, nó check được ip của gói tin, layer 2 là switch chỉ đọc được địa chỉ mac (lưu ý có cả multilayer switch hoạt động như router, và có tính năng vlan như switch) còn layer 1 là dây mạng
  • Việc của kĩ sư mạng chủ yếu về layer 2(mac)-3(ip)-4(port), một số công ty nhỏ thì kĩ sư mạng làm luôn kéo dây.
  • Layer 5,6 không ứng với thiết bị cụ thể
  • Layer 7 là các phần mềm cài trên PC, Server

Trong việc vận hành hàng ngày, mô hình OSI không đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên nếu nắm được nó thì vẫn có tác dụng khi đi phỏng vấn hoặc khoanh vùng lỗi mạng thuộc layer mấy từ đó troubleshoot.

Tham khảo khóa học bit.ly/hai-ccna 

Bài viết cùng danh mục